VĂN HÓA PHỤC VỤ TRONG TRÀ ĐẠO – 7 QUY TẮC CỦA SENRIKYU

Văn hóa phục vụ trong trà đạo – 7 quy tắc của Senrikyu

Tấm lòng hiếu khách Omotenashi học được từ Senrikyu

Văn hóa trà đạo là một chủ đề nổi bật khi nói về lòng hiếu khách của người Nhật – Omotenashi. Cụ thể, theo Senrikyu – người đã đặt nền móng cho văn hóa Omotenashi Nhật Bản: Mặc cho thời đại chia rẽ đang diễn ra, trong đó cách biệt giữa người và người ngày càng lớn, Senrikyu giải thích tầm quan trọng của việc giáo dục về tính bình đẳng (trong phòng trà đạo mọi người đều bình đẳng), và sức ảnh hưởng lớn của văn hóa Omotenashi hiện đại.

Bảy nguyên tắc của Senrikyu là gì?

  1. Pha trà uống phải ngon

Nghĩa là “Hãy pha trà ngon sao cho vừa miệng từng vị khách”. Trong kinh doanh ngày nay, điều này có vẻ dần đổi thay. Tự hào về dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp mình, nhấn các mặt hàng mình tạo ra rằng “đây là dịch vụ của chúng tôi” cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải luôn thay đổi hình thức của dịch vụ, sản phẩm để đáp ứng kỳ vọng của từng khách hàng một.

 

  1. Đặt than cho nước sôi

Nghĩa là đặt than sao cho nước được đun sôi hoàn toàn. Chuyện này có vẻ hiển nhiên, nhưng ngay cả nhiệm vụ đơn giản là đun nước cho sôi cũng cho thấy “chúng tôi luôn chào đón bạn với tất cả sự chuẩn bị cần thiết”.

 

  1. Cắm hoa như hoa đang sống trên cánh đồng

Khi mời khách đến để pha trà, bạn cần trang trí phòng trà bằng hoa. Câu này thể hiện thái độ, tâm hồn chúng ta khi trang trí hoa. Nghĩa là bạn không trang trí hoa cho bạn, như ý bạn muốn, mà trang trí hoa ở trạng thái tự nhiên, tức để hoa ở trạng thái như hoa đang là, thể hiện một cách chính xác bản chất của sự vật.

 

  1. Hạ thì mát, đông thì ấm

Vào thời chưa có máy lạnh hay máy sưởi, nhiều người đã mời khách đến với nhiều ý tưởng khác nhau như tát nước mùa hạ (uchimizu) và diễn xướng trong nhà. Thời nay, thật dễ dàng để tạo ra một căn phòng thoải mái, nhưng câu trên đã cho thấy rằng: từ xưa tấm lòng quan tâm, chu đáo (kikubari) đến khách đã được xem trọng.

 

  1. Càng sớm càng tốt

Câu này có nghĩa là “Hãy dành ra một ít thời gian”. Khác với việc phải tuân thủ giờ giấc, bằng cách chừa ra chút thời gian trống, bạn có thể thư thả tiếp đãi khách. Khi lập kế hoạch cho công việc nhà và việc bên ngoài, nên lên lịch với một khoảng thời gian trống nhất định, để bản thân hòa mình, tương giao với cảm xúc của khách mà không bị gò bó về thời gian.

 

  1. Chuẩn bị dù ngay cả khi không có mưa

“Hãy chuẩn bị một chiếc dù ngay cả khi trời không mưa”. Chuẩn bị để tránh rủi ro là chuyện quan trọng, nhưng trọng tâm ở đây là tránh rủi ro cho người khác, cho khách đến thưởng trà, chứ không phải tránh rủi ro cho chính bạn. Sự thấu đáo, suy nghĩ cho người khác – đó là khái niệm Senrikyu nhấn mạnh.

 

  1. Hãy quan tâm đến mọi vị khách

“Khách” là những vị có mặt trong phòng trà. Trong sáu quy tắc trên, những lời giao ước được viết cho mối quan hệ chủ nhà đối với khách, nhưng đây là một lời giao ước giữa các vị khách với nhau. Câu này có nghĩa là bằng cách tôn trọng lẫn nhau, các vị khách cùng trải qua khoảng thời gian đặc biệt.

 

Những quy tắc Rikyu  này không chỉ được áp dụng cho trà đạo, mà còn cho các dịch vụ kinh doanh và đào tạo nội bộ. Thế giới quan của Rikyu luôn cân nhắc đến khách, thay đổi hành vi vì khách, như sự quan tâm tinh tế và khả năng đối ứng nhã nhặn, mang lại cho khách sự cảm động. Sự cảm động vượt ngoài mong đợi của khách hàng sẽ tạo ra sự truyền miệng và tái sử dụng dịch vụ. Tại Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục lan tỏa văn hóa hiếu khách tại nhiều công ty và giúp Việt Nam phát triển hơn nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *