NHẤT KỲ – NHẤT HỘI

Trân trọng cơ hội một lần trong đời

Sống trọn vẹn với tấm lòng “Nhất kỳ-nhất hội”

Omotenashi và tính hiệu quả

 

Tại Nhật Bản, một số dự luật liên quan đến cải cách phong cách làm việc có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 năm 2019. Điều này  không chỉ giúp các công ty lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận ra cách làm việc của nhân viên cũng là một vấn đề quan trọng cần quản lý. Có nhiều vấn đề khác nhau khi đổi mới phong cách làm việc, và một trong những vấn đề đặc biệt nan giải là thời gian làm việc dài của nhân viên. Trên bình diện quốc tế, làm việc quá giờ ở Nhật Bản là một vấn đề nghiêm trọng, và có nhiều tin tức về những ca tử vong do làm việc quá sức hoặc tự tử do căng thẳng tinh thần tại nơi làm việc. Để giải quyết vấn đề này, nhiều thay đổi đã được thực hiện, chẳng hạn như giới hạn thời gian làm thêm và quy định thời giờ nghỉ ngơi bắt buộc theo luật sửa đổi. Bằng cách giảm giờ làm việc theo luật này, năng suất làm việc của nhân viên có thể được cải thiện một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trên khía cạnh Omotenashi (tấm lòng hiếu khách), việc cải thiện tính hiệu quả và tăng năng suất chưa phải là điều quan trọng nhất.

Nhận thức đúng về tính hiệu quả

Trong thời đại đòi hỏi phải đổi mới cách thức làm việc, tính hiệu quả là điều không thể bỏ qua để điều hành một công ty. Tuy nhiên, chuyện nhận thức đúng đắn tính hiệu quả không phải là trách nhiệm của nhân viên tại nơi công sở. Nếu nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng luôn lấy tính hiệu quả của công việc làm đầu thì lòng hiếu khách Omotenashi có thể không trọn vẹn. Nhân viên cần tạo ra ấn tượng tốt bằng toàn bộ khả năng của mình cho khách hàng trước mặt họ. Tính hiệu quả là một vấn đề mà các nhà điều hành và quản lý nên xem xét, và điều quan trọng là tạo ra một môi trường trong đó nhân viên có thể thực hành lòng hiếu khách – Omotenashi một cách tự nhiên cho khách hàng và được khen ngợi khi làm được điều đó.

 

Làm hết sức mình với một trái tim

“Nhất kỳ – nhất hội” là một từ bắt nguồn từ trà đạo. Có nghĩa là trong dịp gặp gỡ tại buổi trà đạo, với tâm niệm một lần gặp gỡ – đối đãi hết lòng, cả vị chủ trì cùng khách thưởng trà đều dùng tấm lòng biệt đãi – Omotenashi – ở mức cao nhất có thể, nghĩ cho người hiện diện trước mặt mình.

Trong kinh doanh, có rất nhiều đòi hỏi về tính hiệu quả đến mức việc đối ứng khách hàng được dựa trên những quy trình để tất cả khách hàng đều được cung cấp dịch vụ bình đẳng như nhau. Tuy nhiên, đây không phải là Omotenashi. Việc đối ứng theo hướng dẫn sẵn có, thì trong 100 khách hàng, 99 người có thể hài lòng, nhưng người còn lại có thể không hài lòng. Bản chất của lòng hiếu khách là “nhất kỳ – nhất hội”. Bằng cách làm mọi thứ cho một cuộc gặp gỡ duy nhất, 100 người sẽ có thể được phản hồi 100 cách và điều này sẽ trở thành lòng hiếu khách Omotenashi đúng nghĩa, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *